Kinh nguyệt bị thưa, ra ít máu thể hiện chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Các chị em lo lắng thường tìm nhiều cách xem uống gì để kinh nguyệt ra nhiều bởi ăn thì sợ béo còn dùng thuốc thì lại sợ tác dụng phụ. Vậy chị em hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết mình nên uống gì trong trường hợp này nhé.

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều và đều hơn

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều và đều hơn

1. Kinh nguyệt ra ít nên uống gì?

Kinh nguyệt ra ít nên uống gì? – Những loại thức uống sau sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng kinh nguyệt ít và không đều của mình:

1.1. Nước lọc

Nhiều chị em cứ cặm cụi tìm “uống gì để kinh nguyệt ra nhiều?” mà không biết rằng nước lọc đồ uống hàng đầu bạn phải nghĩ đến. Thiếu nước gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng. Uống nước đều đặn và đầy đủ sẽ giúp giảm sự tích nước của cơ thể và gián tiếp điều hòa lưu lượng máu kinh.

  • Các chị em nên đảm bảo uống đủ 1,5-2l nước/ngày, cả kể khi không khát nước.
  • Lượng nước nên được chia thành 8 phần và uống vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Vào những ngày hành kinh, chị em nên uống nước ấm thay vì dùng nước lạnh để làm giảm tình trạng đau bụng. Có thể thêm vài lá bạc hà vào nước uống để tăng hương vị.

Có thể bạn quan tâm: Uống gì để nhanh hết kinh nguyệt – NÊN và KHÔNG NÊN uống gì?

1.2. Nước cam

Một trong những nguyên nhân khiến chị em có kinh nguyệt ra không đều chính là bị thiếu máu. Vì vậy, làm sao để cơ thể hấp thụ tối đa lượng sắt là điều cần thiết nhất để cải thiện tình trạng trên.

Một cách hiệu quả nhất giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt chính là bổ sung vitamin C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thu sắt và tạo máu, từ đó sẽ giúp bạn có lưu lượng máu kinh ổn định.

Bổ sung các đồ uống chứa vitamin C giúp kinh nguyệt ra nhiều và đều hơn

Bổ sung các đồ uống chứa vitamin C giúp kinh nguyệt ra nhiều và đều hơn

Nước cam có hàm lượng vitamin C cao, do đó sử dụng nước cam uống sẽ giúp bạn bổ sung vitamin C hiệu quả. Ngoài ra, nước cam cũng giúp làm giảm tình trạng đau bụng kinh, sưng phù, chuột rút trong những ngày hành kinh.

Chị em có thể sử dụng nước cam vắt uống mỗi ngày 1 cốc để giúp máu kinh ra nhiều và có tác dụng làm đẹp tốt. Một lưu ý nhỏ là nước cam cũng có lượng axit đáng kể nên không được uống trong khi đói. Hãy sử dụng nước cam tốt nhất sau bữa ăn. Những người bị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột không nên sử dụng nước cam hàng ngày.

1.3. Uống nước dừa có làm kinh nguyệt ra nhiều

Nước dừa giúp kinh nguyệt đến sớm hơn, kinh ra nhiều hơn. Ngoài ra, dừa còn có nhiều khoáng chất, tốt cho cơ thể, các axit béo thiết yếu omega-3, omega-6… giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch, bảo vệ não bộ, chống trầm cảm, giảm viêm và đau khớp.

Hãy uống 2 ly nước dừa để kinh nguyêt được đả thông.

Hãy uống 2 ly nước dừa để kinh nguyêt được đả thông.

Chị em có thể uống nước dừa nguyên chất mỗi ngày 1 cốc hoặc 1 quả. Những chị em bị béo phì, tiểu đường, mỡ máu không nên sử dụng nước dừa vì có hàm lượng đường khá cao.

1.4. Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt cung cấp cho cơ thể lượng vitamin và khoáng chất dồi dào: B6, B12, omega-6, E, K, B1, B2, B3… Ngoài ra, cà rốt chứa lượng chất sắt lớn sẽ giúp cải thiện tình trạng máu kinh ra ít cho những trường hợp bị thiếu máu.

Bạn có thể sử dụng nước ép cà rốt nguyên chất hoặc pha thêm chút đường hoặc sữa cho dễ uống. Sử dụng nước ép cà rốt 3 lần/tuần và liên tục trong 3 tháng để thấy được hiệu quả.

Những người bị bệnh tiểu đường, bị táo bón, vàng da không nên sử dụng nước ép cà rốt vì sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

1.5. Nước ép nho

Nước ép nho, đặc biệt là các loại nho đậm màu như đỏ, đen có tác dụng bổ máu rất tốt. Nước ép nho giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do RBC, HB trong máu thấp.

Ăn trái nho tươi rất tốt cho chị em, đặc biệt là những người có kinh nguyệt không đều và thiếu máu

Ăn trái nho tươi rất tốt cho chị em, đặc biệt là những người có kinh nguyệt không đều và thiếu máu

Chị em nên sử dụng nước ép nho nguyên chất không pha thêm gì để uống 2,3 lần/ngày, mỗi lần 8 muỗng và uống liên tục trong 1 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Những người bị bệnh đường ruột, bị tiểu đường, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp không nên dùng nước ép nho.

1.6. Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc là một cách đơn giản và nhẹ dịu để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt

1.6.1. Trà gừng

Gừng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng thông mạch, bổ phế, chữa nhiều loại bệnh khác nhau và giúp ổn định huyết áp. Gừng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể và kích thích tử cung đẩy máu kinh sớm thoát ra ngoài và tăng lượng máu kinh. Ngoài ra, gừng cũng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Chị em có thể sử dụng gừng khô thái lát để hãm trà uống hoặc gừng tươi đun với 100ml nước. Sử dụng trà gừng uống trước khi đi ngủ và liên tiếp trong 3 đêm, sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại lặp lại tới khi kinh nguyệt đều đặn trở lại, có thể cho thêm mật ong để vị ngon và dễ uống hơn.

Những người bị nóng trong, đang sốt không nên dùng trà gừng.

1.6.2. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Nó giúp tăng lượng glycine giúp ổn định sự co thắt cơ từ đó khiến kinh nguyệt ổn định, tăng lưu lượng máu kinh.

Đối với phụ nữ đang trong ngày đèn đỏ, trà hoa cúc giúp thư giãn, dễ chịu và kinh ra nhiều hơn

Đối với phụ nữ đang trong ngày đèn đỏ, trà hoa cúc giúp thư giãn, dễ chịu và kinh ra nhiều hơn

Trà hoa cúc cũng làm giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả. Chị em có thể sử dụng túi trà lọc hoa cúc có bán sẵn để pha uống hoặc dùng hoa cúc phơi khô để hãm trà.

Có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống. Sử dụng hàng ngày thay nước lọc để có tác dụng tốt nhất. Trà hoa cúc rất lành tính, hầu như mọi người đều có thể sử dụng.

1.6.3. Trà bạc hà:

Trà bạc hà tăng cường hệ miễn dịch và có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, kích thích máu kinh ra nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng trà bạc hà bằng cách dùng lá bạc hà khô pha trà uống khoảng 2 lần/ngày liên tiếp trong 1 tháng. Những người bị bệnh dạ dày, viêm đường ruột không nên dùng trà bạc hà.

1.7. Sữa

Sữa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ vì có thành phần dinh dưỡng đa dạng gồm các khoáng chất như canxi, photpho, magie, kali, natri, sắt, các vitamin A, C, D, E… Uống sữa sẽ cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể mà quá trình ăn uống hàng ngày không thể bổ sung đầy đủ từ đó cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít.

Chị em có thể uống 1 cốc sữa hàng ngày, tốt nhất là sữa ấm để bổ sung. Những chị em bị viêm đường ruột, viêm đại tràng, túi mật, béo phì không nên dùng thức uống này.

1.8. Sinh tố đu đủ

Đu đủ không chỉ chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể mà còn cung cấp lượng enzym papain lớn có tác dụng giúp máu kinh thoát ra ngoài dễ dàng hơn, từ đó cải thiện tình trạng máu kinh ra ít, không đều.

Đu đủ giúp quá trình hành kinh trở nên nhanh và thuận tiện hơn

Đu đủ giúp quá trình hành kinh trở nên nhanh và thuận tiện hơn

Chị em có thể dùng đu đủ chín làm sinh tố kết hợp với những loại hoa quả khác như mãng cầu, bơ, chuối… Sử dụng sinh tố đu đủ 3 lần/tuần trong 1 tháng để thấy được hiệu quả.

Người có vấn đề về thận, bệnh dạ dày, đường huyết áp, đang chữa bệnh loãng máu không nên dùng sinh tố đu đủ.

2. Bài thuốc uống dân gian

Các bài thuốc dân gian cũng là một cách hiệu quả để giúp chị em có kỳ kinh nguyệt đều đặn và ổn định.

2.1. Ngải cứu

Ngải cứu là một trong loại rau ăn quen thuộc và cũng là một trong những thảo dược tốt của Đông y có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Ngải cứu tăng cường lưu thông máu và giúp thân nhiệt được ổn định nhờ các axit amin choline, andenine có trong thành phần.

Bạn có thể dùng trà ngải cứu bằng cách pha nước sôi với lá ngải cứu phơi khô uống hàng ngày. Những người viêm gan, viêm đường ruột cấp tính được khuyên không nên dùng ngải cứu để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

2.2. Ích mẫu

Theo Đông y, ích mẫu có tính hàn có tác dụng điều trị các bệnh về huyết ứ và sinh huyết mới nên giúp hoạt huyết và điều hòa kinh nguyệt đáng kể.

Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết và điều hòa kinh nguyệt đáng kể

Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết và điều hòa kinh nguyệt đáng kể

Ích mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt và chữa tắc kinh, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Chị em nên dùng ích mẫu bằng cách pha cao ích mẫu với nước ấm và uống 2 lần/ngày trong 1 tháng liên tiếp để thấy được hiệu quả.

Những người bị băng huyết, máu khó đông, rong kinh, không nên uống cao ích mẫu.

3. Lưu ý tăng hiệu quả của những món đồ uống

Để tăng hiệu quả của những thức uống giúp kinh nguyệt ra nhiều máu và đều, bạn cần lưu ý:

  • Nên sử dụng các loại thức uống đúng định lượng, không nên cố uống nhiều có thể gây ra tác hại cho cơ thể.
  • Chú ý nguồn cung cấp và cách chế biến để đảm bảo đồ uống an toàn, hợp vệ sinh.
  • Lưu ý những trường hợp không được sử dụng loại đồ uống nào khi có các bệnh khác để tránh làm bệnh tình thêm trầm trọng.
  • Nên kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tối đa:
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, tăng cường các món ăn giúp điều hòa kinh nguyệt.
  • Các thức uống có thể chế biến thành món ăn để tăng hiệu quả sử dụng như gừng, đu đủ, cà rốt…
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều
  • Trường hợp kinh nguyệt ra ít trong thời gian dài cần đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Khi thấy kinh nguyệt bị quá ít, chị em hãy chú ý theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân trước khi áp dụng bất kỳ món nào trong list đồ “uống gì để kinh nguyệt ra nhiều” trên đây. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và không còn phải lo lắng về tình trạng kinh nguyệt ra ít của mình nữa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *