Nội tiết kém khi mang thai là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em. Vậy những dấu hiệu của hiện tượng này là gì và làm sao để khắc phục nội tiết tố kém? Chị em hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Nội tiết kém khi mang thai là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em

Nội tiết kém khi mang thai là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em

1. Những thay đổi về nội tiết của người mẹ khi mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố nữ trong cơ thể mẹ có những thay đổi rất mạnh mẽ. Kéo theo đó là những thay đổi về hình thể, sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ.

1.1. Những nội tiết tố cần khi mang thai

Có 3 loại nội tiết tố nữ trong đó có 2 loại chính, được tiết ra từ buồng trứng là Estrogen và Progesterone. Hai nội tiết tố nữ này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cũng như người mẹ.

  • Hormone Estrogen: Đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục và giữ gìn những nét đặc trưng cơ bản của giới tính nữ.
  • Hormone Progesterone: Có tác động trực tiếp đến quá trình mang thai.

Lượng Estrogen cơ thể mẹ sản xuất trong thai kỳ thậm chí lớn hơn tổng lượng Estrogen được tạo ra trong suốt cuộc đời khi không mang thai. Sự gia tăng Estrogen trong khi mang thai cho phép tử cung và nhau thai giúp cho người mẹ:

  • Cải thiện sự hình thành các mạch máu
  • Chuyển chất dinh dưỡng
  • Hỗ trợ em bé đang phát triển

1.1.1. Nội tiết tố nữ Estrogen

Nồng độ Estrogen tăng đều đặn trong thai kỳ.

  • Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ Estrogen trong ba tháng đầu tiên có thể gây ra cảm giác buồn nôn, hay tình trạng nghén.
  • Từ tháng 4-6 của thai kỳ, Estrogen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ống dẫn sữa làm to ngực.
  • Nồng độ Estrogen tăng đến đỉnh điểm trong 3 tháng cuối của thai kỳ, chuẩn bị cho việc nuôi con về sau.
Trong thời kỳ mang thai, mức độ Progesteron biến động nhiều

Trong thời kỳ mang thai, mức độ Progesteron biến động nhiều

Chị em có thể quan tâm nhiều hơn về Estrogen: Estrogen có tác dụng gì? Mọi thứ bạn cần biết về Estrogen thì hãy tham khảo bài viết trên nhé.

1.1.2. Progesterone – Nội tiết ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết kém khi mang thai

Nồng độ Progesterone cũng rất cao trong thai kỳ. Nội tiết tố nữ Progesterone là hoocmone cần thiết nhất cho chị em khi mang thai. Tác động của Progesterone bao gồm:

  • Nới lỏng khớp, dây chằng: Những thay đổi nồng độ Progesterone tạo ra sự nới lỏng các dây chằng và khớp trên khắp cơ thể.
  • Tăng kích thước bộ phận sinh dục nữ: Mức Progesterone cao làm cho cấu trúc nội bộ bên trong các bộ phận để tăng kích thước, như niệu quản của mẹ.
  • Progesterone giúp tăng kích thước tử cung: Giúp chuyển đổi tử cung mẹ từ kích thước nhỏ khi ở trạng thái không mang thai thành kích thước lớn hơn đủ để chứa được cả một em bé lớn dần theo từng ngày.

1.2. Chỉ số nội tiết tố khi mang thai

Mang thai là một trong những thời điểm khiến nội tiết tố của mẹ rối loạn

Mang thai là một trong những thời điểm khiến nội tiết tố của mẹ rối loạn

1.2.1. Chỉ số nội tiết tố nữ Estrogen ở mẹ bầu

Nồng độ Estrogen bình thường của một người là:

  • Phụ nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/ml
  • Phụ nữ trưởng thành, hậu mãn kinh: <10 pg/ml
  • Nam giới trưởng thành: 10-40 pg/ml

Nồng độ của Estrogen trong cơ thể sẽ thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

1.2.2. Chỉ số nội tiết tố nữ Progesterone ở mẹ bầu

Nồng độ Progesterone của một người bình thường là:

  • Trước tuổi dậy thì: 0,1–0,3 ng/ml
  • Trong giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt: 0,1–0,7 ng/ml
  • Trong khi rụng trứng (giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt): 2–25 ng/ml
  • Ba tháng đầu của thai kỳ: 10–44 ng/ml
  • Tam cá nguyệt thứ hai: 19,5–82,5 ng/ml
  • Tam cá nguyệt thứ ba: 65–290 ng/ml

Nồng độ Testosterone bình thường ở phụ nữ là 15-70ng/dl.

Lưu ý: Các chỉ số trên chỉ mang tính tương đối. Để biết chính xác, lúc nào cơ thể bị thiếu nội tiết khi mang thai thì chị em cần đi xét nghiệm tại các bệnh viện.

2. Tác hại của nội tiết kém khi mang thai

Nội tiết kém trong thai kỳ sẽ dễ gây ra tình trạng sảy thai, thai phát triển kém.

Nội tiết kém trong thai kỳ sẽ dễ gây ra tình trạng sảy thai, thai phát triển kém.

Khi mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố là rất lớn. Nội tiết kém trong thai kỳ sẽ dễ gây ra tình trạng sảy thai, thai phát triển kém.

Ngoài ra việc rối loạn nội tiết tố nữ còn có thể khiến các mẹ cảm thấy:

  • Dễ cáu giận
  • Đêm trằn trọc, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Khả năng ghi nhớ kém
  • Dễ bị huyết áp cao và mắc các bệnh phụ khoa.
  • Da khô, nhám, nhăn nheo đồng thời xuất hiện nhiều nám, tàn nhang.
  • Cơ thể chậm chạp, không nhanh nhẹn.

Vì vậy, các bà mẹ khi mang thai cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu thiếu nội tiết tố khi mang thai để có biện pháp điều trị kịp thời.

3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu nội tiết tố khi mang thai

Mẹ bầu có thể bị thiếu Estrogen, Progesterone hoặc có thể thiếu đồng thời cả hai gây nên tình trạng nội tiết kém khi mang thai.

3.1. Dấu hiệu thiếu Estrogen khi mang thai

Suy giảm estrogen khiến làn da bị khô, nhăn nheo và sạm màu, kém mịn màng và rạng rỡ hơn hẳn

Suy giảm Estrogen khiến làn da bị khô, nhăn nheo và sạm màu, kém mịn màng và rạng rỡ hơn hẳn

Thiếu nội tiết tố Estrogen khi mang bầu có thể được nhận biết bởi các dấu hiệu:

  • Về da: Da trở nên khô, không giữ được sự đàn hồi dẫn đến chảy xệ và xuất hiện các nếp nhăn. Ngoài ra xuất hiện nhiều nám, sạm, đồi mồi, tàn nhang.
  • Về tình dục: Giảm ham muốn tình dục, khiến âm đạo khô, gây đau rát khi quan hệ làm chị em khó đạt được khoái cảm như mong muốn.
  • Về tóc: Tóc khô giòn, dễ gãy rụng và làm tóc bị bạc sớm.
  • Về tinh thần: Chị em sẽ dễ cáu bẳn, dễ bốc hỏa khiến stress, thậm chí gây nên hiện tượng trầm cảm khi mang thai.

Lưu ý: Để biết chính xác bạn có bị thiếu nội tiết khi mang thai hay không thì bạn cần thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết.

3.2. Dấu hiệu thiếu Progesterone

Sưng phù, tích nước trong thời kỳ mang thai là một trong những dấu hiệu thiếu Progesteron

Sưng phù, tích nước trong thời kỳ mang thai là một trong những dấu hiệu thiếu Progesteron

Thiếu Progesterone cũng gây ra các tình trạng nguy hiểm cho cả phụ nữ mang thai và phụ nữ không mang thai:

  • Lo âu, tinh thần mệt mỏi: Hormone Progesterone có tác dụng làm chất dẫn truyền thần kinh, làm dịu lên não. Khi Hormone này suy giảm làm cho bạn luôn ở trạng thái thấp thỏm, bất an dẫn tới stress hoặc thậm chí là trầm cảm.
  • Mất ngủ: Thiếu hụt Progesterone khiến bạn ngủ ít và ngủ không ngon giấc.
  • Sưng phù: Progesterone là Hormone kích thích lợi tiểu. Khi bị thiếu hụt, nước sẽ không được đào thải hiệu quả ra ngoài mà bị tích tụ lại ở tay, chân, và mặt.
  • Tăng cân: Thiếu Progesterone kích thích sự thèm ăn, làm giảm sự đốt cháy chất béo.
  • Da khô, chảy xệ: Sự sản xuất Collagen trên da giảm xuống dẫn đến tình trạng da xấu đi.

Sưng phù, tăng cân là những dấu hiệu rõ nét của nội tiết kém khi mang thai. Khi đó, các mẹ nên có sự điều chỉnh hợp lý trong chế độ dinh dưỡng, hoặc sử dụng thuốc.

Lưu ý: Các triệu chứng trên chỉ mang tính lâm sàng, để biết chính xác bạn có thiếu nội tiết tố nữ khi mang thai hay không cần thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

4. Một số cách khắc phục nội tiết tố kém

"<yoastmark

Có nhiều cách để khắc phục nội tiết tố kém như uống thuốc hoặc tiêm nội tiết tố trực tiếp vào cơ thể hoặc bổ sung thông các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

  • Thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ khi mang thai: Các loại thức ăn giúp bổ sung nội tiết tố nữ: Quế, socola đen, sữa đậu nành, cá hồi, trà xanh, trứng, bơ, cải xoăn, quả hạch, hạt lanh, sữa chua…
  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ: Chị em nên tìm sản phẩm đã được kiểm chứng, nhà cung cấp uy tín. Hoặc tốt nhất là đến nhờ tư vấn của bác sỹ hoặc những người có chuyên môn. Tuyệt đối không nên tự áp dụng mà làm nguy hại cho cả mẹ và bé.
  • Uống thuốc, tiêm thuốc nội tiết tố: Cách làm này thường có tác dụng nhanh sau 3-7 ngày. Tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng quá liều. Việc sử dụng quá liều sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa Estrogen. Hậu quả của việc dư thừa nội tiết tố này là tăng sản nội mạc tử cung, làm tăng kích thước khối u, do đó dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Khi có dấu hiệu nội tiết tố kém khi mang thai, chị em nên kết hợp bổ sung thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và đi khám, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ đem lại hiệu quả cao.

Ngoài ra chị em cũng nên biết cách chú ý, chăm sóc vóc dáng cơ thể mình. Đặc biệt là vòng 1 khỏi bị chảy xệ. Punus xin [Hướng dẫn] Chăm sóc ngực khi mang thai đúng cách cho các mẹ tham khảo.

Có thể thấy rằng nội tiết tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ. Đặc biệt nội tiết kém khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế khi mang thai chị em cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *