Bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ là những rối loạn liên quan đến quá trình mãn kinh tự nhiên. Đây là giai đoạn phụ nữ chuyển từ có kinh nguyệt bình thường sang không có kinh nguyệt. Những thay đổi Hormone trong giai đoạn này này là nguyên nhân gây ra một số rối loạn cho cơ thể.

Bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ dẫn đến tâm lý thay đổi rất nhiều

Bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ dẫn đến tâm lý thay đổi rất nhiều

1. Phân biệt 3 nhóm triệu chứng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp, trước khi mãn kinh, khi hoạt động của buồng trứng dần suy giảm và các triệu chứng tiền mãn kinh bắt đầu. Có 3 nhóm triệu chứng tiền mãn kinh chính là:

  • Hội chứng mãn kinh về thể chất:

Bao gồm các triệu chứng như loãng xương, rối loạn tim mạch, suy giảm sinh lý như giảm ham muốn, khô âm đạo,…. Sự sụt giảm Estrogen xung quanh thời kỳ tiền mãn kinh dẫn đến teo âm đạo (làm khô và mỏng các mô âm đạo) ở nhiều phụ nữ. Nó có thể gây ra cảm giác co thắt âm đạo khi quan hệ cùng với đau, rát hoặc đau nhức. Suy giảm estrogen cũng khiến cho xương hấp thụ Canxi kém hơn dẫn đến nguy cơ loãng xương, rối loạn tim mạch.

  • Hội chứng tâm lý:

Bao gồm các triệu chứng như tâm trạng dễ bị kích thích,dễ cáu gắt, đôi khi thấy chán nản, hiệu suất làm việc thấp và thiếu tập trung. Những thay đổi của nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh là nguyên nhân gây ra những triệu chứng này.

  • Hội chứng mãn kinh thực vật:

Hội chứng mãn kinh thực vật thể hiện qua nhiều triệu chứng như nóng bừng mặt – “bốc hỏa”, đổ mồ hôi bất chợt, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, lo âu,… Trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ có thể bị bốc hỏa (cảm giác nóng quá mức phát triển đột ngột và kéo dài trong 1 đến 5 phút), mồ hôi lạnh (có thể gây mất ngủ khi họ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm).

2. Triệu chứng tiền mãn kinh

Các triệu chứng nhận thấy trong thời kỳ tiền mãn kinh này là kết quả của việc giảm sản xuất estrogen của buồng trứng.

Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh là biểu hiện thường gặp ở thời kỳ này

Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh là biểu hiện thường gặp ở thời kỳ này

Các triệu chứng có thể kéo dài một vài năm tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Mỗi người cũng có thể gặp phải các triệu chứng với tần suất khác nhau. Các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm:

  • Nóng bừng, đổ mồ hôi ban đêm, ớn lạnh.
  • Mất ngủ, khó ngủ.
  • Da khô, sạm màu, có thể xuất hiện nám, tàn nhang, đồi mồi, da chùng và giảm tính đàn hồi. Mái tóc mất dần sắc tố, tóc bạc.
  • Âm đạo khô, suy giảm chức năng tình dục.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt.
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên.

Tham khảo: 7 TRIỆU CHỨNG của cơ thể phụ nữ thời kỳ TIỀN MÃN KINH

3. Rối loạn tiền mãn kinh

Những rối loạn của cơ thể có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh bao gồm:

  • Đau nhức tiền mãn kinh: Tiền mãn kinh có thể gây ra những cơn đau nhức như:
    • Đau đầu: Trong thời kỳ tiền mãn kinh, chị em sẽ gặp phải những cơn đau đầu thường xuyên hơn. Chúng thường được gọi là đau nửa đầu kinh nguyệt.
    • Đau nhức vú: Sự rối loạn kinh nguyệt kèm những căng thẳng tác động lên vùng ngực khiến chị em bị đau nhức vú.
    • Đau vùng dạ dày: Do bị rối loạn tiêu hóa, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón,…
    • Đau nhức xương khớp: Do loãng xương dẫn đến đau cơ, đau khớp, đau dây chằng,…
  • Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Các rối loạn về kinh nguyệt xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh là:
    • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Một số phụ nữ gặp phải những khó chịu tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các triệu chứng bao gồm ngực sưng hoặc đau, giữ nước (đầy hơi), lo lắng, gián đoạn giấc ngủ hoặc kích thích.
    • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ ngắn hơn, thường trung bình ít hơn hai hoặc ba ngày so với bình thường nhưng đôi khi kéo dài tới hai hoặc ba tuần.
    • Chảy máu nhiều bất thường: Khoảng 25% phụ nữ bị chảy máu kinh nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh. Chảy máu nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể là do mất cân bằng estrogen và progesterone. Ngoài ra, polyp có thể tăng trong thời kỳ tiền mãn kinh và có thể gây chảy máu.
  • Mệt mỏi tiền mãn kinh: Rối loạn giấc ngủ, đau nhức cơ thể, rối loạn kinh nguyệt,…khiến hầu hết các chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Chị em sẽ thấy cơ thể bị mất năng lượng và trở nên uể oải, thiếu sức sống.

4. Xét nghiệm giai đoạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh khiến cho sức khỏe của chị em phụ nữ gặp nhiều ảnh hưởng. Nếu không can thiệp và có cách điều trị kịp thời, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể dẫn tới một số bệnh như loãng xương, gãy xương, bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư buồng trứng,…

Nhưng thay đổi ở gương mặt thường thấy ở độ tuổi tiền mãn kinh

Nhưng thay đổi ở gương mặt thường thấy ở độ tuổi tiền mãn kinh

Do đó, việc xét nghiệm bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ là cần thiết. Những xét nghiệm phụ nữ có thể làm làm bao gồm:

  • Kiểm tra mật độ của xương: Để tránh nguy cơ loãng xương nặng, mật độ xương xuống quá thấp, chị em cần làm các xét nghiệm kiểm tra mật độ xương. Đo mật độ xương sẽ giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe của xương từ đó có cách giữ xương chắc khỏe.
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Chức năng tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng trong thời kỳ tiền mãn kinh. Do đó, chị em cần làm xét nghiệm kiểm tra chức năng của tuyến giáp.
  • Xét nghiệm ung thư tử cung: Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm ung thư tử cung có thể xảy ra để có cách điều trị hiệu quả nhất.
  • Kiểm tra huyết áp: Kiểm tra huyết áp giúp xác định tình trạng của huyết áp là cao huyết áp hay hạ huyết áp.
  • Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm máu sẽ kiểm tra được lượng lipid trong cơ thể từ đó biết lượng cholesterol xấu đang tồn tại.
  • Kiểm tra trầm cảm: Kiểm tra trầm cảm giúp chị em phát hiện sớm nguy cơ mắc trầm cảm và có cách điều trị kịp thời.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mỗi bác sỹ sẽ đưa ra các xét nghiệm phù hợp.

5. Liệu pháp điều trị bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ

Điều trị bệnh tiền mãn kinh giúp phụ nữ giảm bớt những triệu chứng khó chịu của cơ thể trong giai đoạn này. Các liệu pháp giúp điều trị bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ bao gồm:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tăng cường tập thể dục đều đặn, giữ cho tinh thần được thoải mái.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường ăn rau củ và hoa quả. Bổ sung thêm nhiều chất xơ, các thực phẩm có vitamin D và Canxi vào khẩu phần ăn.
  • Sử dụng biện pháp HRT – Hormone Replace Therapy
  • Sử dụng biện pháp dùng estrogen thực vật.
  • Dùng Thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
  • Sử dụng các liệu pháp thảo dược không hormone.

Chị em không nên quá lo lắng trước những rối loạn thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh này. Những rối loạn của bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ sẽ trở nên bớt khó chịu hơn nếu như chị em biết cách điều trị phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *