Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là điều mà hầu như mọi người phụ nữ đều sẽ phải trải qua. Ở giai đoạn này cơ thể người phụ nữ bắt đầu có các biểu hiện suy giảm hormone sinh lý nữ. Dưới đây là những điều cần biết về kinh nguyệt tiền mãn kinh mời chị em cùng theo dõi.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một trong những dấu hiệu chị em cần lưu ý

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một trong những dấu hiệu chị em cần lưu ý

1. Độ tuổi rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Độ tuổi tiền mãn kinh thông thường ở Việt Nam và trên thế giới là khoảng từ năm 40 tuổi trở đi. Thời kỳ tiền mãn thể kéo dài hơn 2 – 5 năm tùy vào cơ thể mỗi người.

Độ tuổi tiền mãn kinh ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Các triệu chứng tiền mãn kinh là:

  • Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Kỳ kinh có thể trở nên bất thường (dài hơn, ngắn hơn), kinh nhiều hơn hoặc ít hơn, đôi khi dài hơn và đôi khi ít hơn 28 ngày.
  • Các triệu chứng tiền mãn kinh khác: Nóng ran, khó ngủ và khô âm đạo, bốc hỏa, da mặt xuất hiện nhiều nám, tàn nhang và tóc khô xơ hơn

Nếu trong vòng 12 tháng mà không có kinh nguyệt xuất hiện thì người phụ nữ chính thức bước vào tuổi mãn kinh. Lúc này buồng trứng không còn tiết ra hormone Estrogen nữa. Dẫn đến không phóng noãn, kinh nguyệt không xuất hiện và dần mất hẳn.

2. Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Như đã chia sẻ ở trên, biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường là các hiện tượng kinh nguyệt dài, ngắn bất thường, rong kinh hoặc ít kinh…

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân khiến nội tiết tố nữ suy giảm

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân khiến nội tiết tố nữ suy giảm

Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là do sự sụt giảm nội tiết tố nữ trong cơ thể. Cụ thể là sự thiếu hụt hormone Estrogen giai đoạn tiền mãn kinh là do buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, gây nên rối loạn kinh nguyệt.

2.1. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi (Kinh thưa, kinh mau)

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là từ 28 – 35 ngày. Kinh nguyệt thường sẽ lặp đi lặp lại đều đặn mỗi tháng một lần.

Tuy nhiên ở độ tuổi tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt của chị em bắt đầu có nhiều thay đổi dẫn đến rối loạn.

  • Một số chị em chu kỳ kinh nguyệt trở nên thưa hơn, trên 35 ngày mới xuất hiện kinh nguyệt.
  • Ngược lại, ở nhiều chị em kỳ kinh lại đến nhanh hơn, ít hơn 21 ngày so với quy định.

2.2. Mất kinh tiền mãn kinh

Mất kinh tiền mãn kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt mà bất kỳ phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh cũng phải chú ý. Kinh nguyệt thưa trên 3 tháng thì được xem là bế kinh, trên 6 tháng thì là mất kinh.

Mất kinh tiền mãn kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt báo hiệu mãn kinh

Mất kinh tiền mãn kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt báo hiệu mãn kinh

Lúc này lượng hormone Estrogen bị sụt giảm dẫn tới quá trình phóng noãn không diễn ra đều đặn mỗi tháng. Dần dần, lượng nội tiết tố nữ này mất đi và theo đó kinh nguyệt cũng mất hẳn.

2.3. Rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh

Ngoài những sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt như kinh thưa, kinh mau hay mất kinh thì rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh còn có các dạng như: rong kinh, rong huyết… xảy ra khá phổ biến.

Thay vì kinh nguyệt ghé thăm 3 – 7 ngày như trước đây thì kinh nguyệt lại xuất hiện trong thời gian dài. Thời gian bị kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 7 ngày và được gọi là rong kinh. Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm nhất đối với chị em tuổi tiền mãn kinh bởi:

  • Hiện tượng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Số ngày hành kinh quá dài đôi khi còn ảnh hưởng đến tính mạng bởi cơ thể mất máu quá nhiều.
Rong kinh là một trong những biểu hiện bất thường của phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

Rong kinh là một trong những biểu hiện bất thường của phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

2.4. Đau bụng tiền mãn kinh

Đau bụng tiền mãn kinh hay còn gọi là thống kinh là hiện tượng đau bụng dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng dữ dội làm ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị em.g

Nhiều chị em đối phó với hiện tượng này bằng việc dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau (dùng quá nhiều, không đúng liều lượng) về lâu dài sẽ gây nhờn thuốc. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc điều trị các bệnh khác về sau.

3. Điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn bắt buộc diễn ra trong vòng đời của người phụ nữ. Chính vì vậy chị em chỉ có thể khiến cho tuổi tiền mãn kinh muộn hơn chứ không thể điều trị để không bước vào tuổi tiền mãn kinh được.

Tuy nhiên những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh gây ra hoàn toàn có thể khắc phục hoặc giảm nhẹ. Các chị có thể cải thiện chế độ ăn uống và lối sống bản thân để điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

3.1. Bổ sung nội tiết tố

Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là do sự sụt giảm hormone sinh dục nữ. Do đó để ngăn ngừa tiền mãn kinh đến sớm thì chị em cần bổ sung nội tiết tố đủ cho cơ thể.

Phụ nữ tiền mãn kinh nên ăn gì để tăng lượng Protein đạt hiệu quả tối đa?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên ăn gì để tăng lượng Protein đạt hiệu quả tối đa

Có nhiều cách để bổ sung nội tiết tố cho cơ thể như bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm mà phụ nữ tiền mãn kinh nên sử dụng như:

  • Thực phẩm giúp bổ sung Estrogen như sữa đậu nành.
  • Thực phẩm chứa Protein: Tuy nhiên nên lựa chọn protein từ thực vật thay vì protein từ động vật.
  • Axit béo chứa Omega-3: Giúp làm giảm viêm, cải thiện tinh thần vui vẻ hơn để tránh trầm cảm – thường hay xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Chất xơ: Nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư.
  • Canxi: Vào độ tuổi tiền mãn kinh không chỉ có chức năng buồng trứng suy giảm mà hầu hết tất cả các chức năng khác của cơ thể cũng dần thoái hóa, đặc biệt là xương. Chính vì vậy bổ sung canxi ngay thời điểm này là lý tưởng nhất để duy trì xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn ở trên thì phụ nữ tiền mãn kinh cũng nên TRÁNH chất béo bão hòa (thịt, sản phẩm từ sữa,…), carbohydrate tinh chế cao, caffeine, rượu…

Chị em cũng có thể bổ sung thông qua thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh. Tiêu chí để lựa chọn thực phẩm chức năng tối cho sức khỏe là phải làm từ nguyên liệu thiên nhiên, những thành phần có trong đó là những thành phần tốt cho sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh.

Việc bổ sung các chất dịnh dưỡng là rất cần thiết để điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nói riêng và phụ nữ tiền mãn kinh nói chung. Việc bổ sung này rất an toàn và còn rất có lợi cho sức khỏe của chị em trong giai đoạn này.

3.2. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống, tránh stress, cãi vã giúp mãn kinh đến muộn hơn

Thay đổi lối sống, tránh stress, cãi vã giúp mãn kinh đến muộn hơn

Lối sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Vì vậy chị em nên giữ một lối sống lành mạnh, khoa học bằng việc:

  • Bỏ hút thuốc lá, không sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
  • Làm việc, học tập vừa phải, không nên thức khuya, nên đảm bảo ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày và chất lượng giấc ngủ cao.
  • Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, đều đặn với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập luyện yoga, ngồi thiền.
  • Tránh stress, nên giữ hòa khí trong gia đình, cuộc sống vợ chồng cơm lành, canh ngọt cũng sẽ giúp tinh thần chị em vui tươi, hạnh phúc hơn.

Khi lối sống thay đổi theo hướng tích cực thì tuổi tiền mãn kinh sẽ đến muộn hơn. Từ đó cũng giúp cải thiện rất nhiều cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

3.3. Liệu pháp hormone thay thế

Liệu pháp hormone thay thế hay còn gọi là HRT có tác dụng đem lại sự cân bằng nội tiết tố cho cơ thể thông qua việc điều chỉnh lượng hormone trở lại trạng thái ổn định.

Liệu pháp thay thế hormone Estrogen HRT sử dụng cho phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh

Liệu pháp thay thế hormone Estrogen HRT sử dụng cho phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh

Sử dụng liệu pháp Hormones thay thế có thể giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo dẫn đến quan hệ đau đớn, rối loạn giấc ngủ và rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Tuy nhiên việc sử dụng liệu pháp này cũng cần cân nhắc bởi nó có thể gây ra một số rủi ro như ung thư nội mạc tử cung, hoặc các tác dụng phụ như đầy hơi, đau nhức ngực, nhức đầu…

Như vậy rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là hiện tượng phổ biến ở tuổi tiền mãn kinh nhưng chị em hoàn toàn có thể làm giảm tác động của nó bằng lối sống phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *