Rối loạn kinh nguyệt chậm kinh là một dạng kinh nguyệt thất thường khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về hiện tượng này, thậm chí có phần coi nhẹ thái quá. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn nguyên nhân và cách điều trị tình trạng chậm kinh hiệu quả.
1. Thế nào là rối loạn kinh nguyệt chậm kinh?
Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở phụ nữ làm cho kinh nguyệt không đúng ngày, trễ ít nhất là 5 ngày theo như chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Hiện tượng chậm kinh xảy ra đối với chị em phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ khiến cho quá trình thụ thai của bạn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó hiện tượng rối loạn kinh nguyệt chậm kinh xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc phải một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: hội trứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm âm đạo, rối loạn nội tiết tố nữ,…
2. Các dạng kinh nguyệt chậm kinh
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt chậm kinh có thể được chia thành các thời điểm khác nhau phụ thuộc vào thời gian kinh nguyệt tới chậm. Có 4+ dạng hiện tượng chậm kinh nguyệt mà chị em cần biết:
- Trễ kinh nguyệt 5 ngày: Vì một số lý do về tâm sinh lý mà phần lớn chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt trễ kinh 5 ngày. Thông thường tình trạng chậm kinh 5 ngày không quá nguy hiểm và không phải là dấu hiệu bệnh lý chính vì thế chị em phụ nữ không nên quá lo lắng.
- Trễ kinh nguyệt 7 ngày: Nếu như chậm kinh 5 ngày các bạn không cần phải quá lo lắng thì việc rối loạn kinh nguyệt chậm kinh 7 ngày các bạn nên lưu tâm hơn.
- Chậm kinh nguyệt 10 – 15 ngày: Nếu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt trễ kinh kéo dài 15 ngày thì rất đáng lo ngại. Bạn nên tới những cơ sở y tế chuyên khoa để khám phụ khoa nhằm kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra được giải pháp điều trị.
- Trễ kinh 1 – 2 tháng: Rối loạn kinh nguyệt gây chậm kinh 1-2 tháng là một khoảng thời gian khá dài. Nếu bạn không mang thai, ở độ tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh thì bạn nên đi khám ngay lập tức. Lúc này bạn đang có dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: Viêm lộ tuyến tử cung, hội trứng buồng trứng đa nang, hội chứng suy buồng trứng, bệnh lý tuyến giáp,…
3. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt chậm kinh
Tình trạng chậm kinh ở chị em phụ nữ xuất hiện do những nguyên nhân chậm kinh nguyệt sau:
3.1. Chế độ sinh hoạt bất hợp lý
Việc thường xuyên mất ngủ khó ngủ, thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. Đồng hồ sinh học của cơ thể bị xáo trộn làm rối loạn nội tiết tố. Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ bị ảnh hưởng thường rất dễ dẫn tới rối loạn kinh nguyệt chậm kinh.
3.2. Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Ăn không đúng bữa đồng thời khẩu phần ăn hàng ngày thiếu những dưỡng chất cần thiết như: Sắt, Omega 3, Axit béo, Vitamin B sẽ khiến cho cơ thể không duy trì được sự cân bằng hormon. Quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng từ đó gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ
3.3. Mắc phải bệnh phụ khoa
Khi mắc phải những căn bệnh phụ khoa như: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ cổ tử cung,… gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt chậm kinh ở phụ nữ. Chị em sẽ thấy kèm theo chậm kinh là các triệu chứng như đau bụng dưới, đau thắt lưng, khí hư bất thường, âm đạo có mùi hôi khó chịu,…
3.4. Tập luyện quá sức
Tập các bài bài tập mạnh và quá sức khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động quá mức, ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt chậm kinh.
3.5. Sử dụng thuốc uống gây tác dụng phụ
Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ làm cho kỳ kinh của bạn bị rối loạn dẫn tới chậm kinh.
3.6. Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đặc biệt gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Những áp lực, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống mà chị em gặp phải sẽ làm ức chế quá trình rụng trứng gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
3.7. Thay đổi cân nặng đột ngột
Phụ nữ tăng và giảm cân đột ngột đều có thể gây ra trễ kinh. Nguyên nhân là do khi tăng cân quá nhanh cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều Insulin ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và gây ra rối loạn kinh nguyệt trễ kinh.
Đối với những chị em phụ nữ thực hiện các phương pháp để giảm cân quá mức làm cho cơ thể bị suy nhược, không được cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết khiến cho Hormone Estrogen suy giảm gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt chậm kinh.
3.8. Bạn đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai là nguyên nhân thường thấy gây ra chậm kinh ở chị em. Khi trứng rụng thụ tinh thành công, tử cung sẽ chuẩn bị để nuôi dưỡng trứng. Niêm mạc tử cung phát triển dày hơn khiến cho kinh nguyệt ngừng lại trong thời gian mang thai. Để có thể biết được mình có đang mang thai hay không chị em cần sử dụng que thử thai hoặc tiến hành xét nghiệm beta HCG.
4. Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt chậm kinh
4.1. Cách khắc phục tình trạng trễ kinh
Nếu bị hiện tượng rối loạn kinh nguyệt dạng chậm kinh thì chị em cần biết một số cách trị rối loạn kinh nguyệt sau:
- Xây dựng cho mình chế độ ăn uống: Những dưỡng chất cần thiết như sắt, Vitamin B, Axit béo,… có vai trò quan trọng trong việc bổ sung hormon cần thiết cho cơ thể giúp điều trị chậm kinh hiệu quả.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý: Chị em nên đi ngủ sớm trước 22h vì đây là giấc ngủ sinh lý giúp cân bằng nội tiết tố nữ, bên cạnh đó cần ngủ đủ giấc mỗi ngày ngủ đủ từ 7-8 tiếng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể giúp điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị rồi loạn kinh nguyệt chậm kinh ở chị em phụ nữ.
- Tránh vận động nặng: Các bạn có thể thực hiện những bài tập Yoga, thiền định, đi bộ,… không làm ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng gây ra chậm kinh.
- Sử dụng thuốc uống theo liều lượng và sự chỉ dẫn của bác sĩ: Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ theo liều lượng và sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Tránh tình trạng tự mua thuốc về uống gây ra những tác dụng phụ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt dẫn tới chậm kinh.
- Khi sử dụng thuốc uống mà thấy chu kỳ kinh có sự rối loạn các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ để nhận được sự tư vấn và được điều chỉnh thuốc uống kịp thời.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái: Các bạn cần loại bỏ ngay những áp lực trong công việc và cuộc sống, duy trì tâm lý thoải mái nhất giải tỏa những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hiệu quả.
- Tránh chất kích thích: Tránh lạm dụng các loại nước ngọt có gas, cà phê, bia rượu, nói không với thuốc lá.
4.2. Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt dạng trễ kinh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì thế để có thể phòng ngừa không rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt chậm kinh chị em phụ nữ cần lưu ý những điều sau:
- Xây dựng khẩu phần ăn với đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo.
- Những áp lực trong công việc và cuộc sống cần sớm được loại bỏ. Các bạn nên tìm cho mình những niềm vui trong cuộc sống.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
- Giữ cơ thể sạch sẽ đặc biệt là vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, tránh để vùng kín bị viêm nhiễm, nấm ngứa bởi đây sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
- Đi khám phụ khoa ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa khi tình trạng chậm kinh kéo dài từ 3- 6 tháng để biết rõ nguyên nhân chậm kinh là gì để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
4.3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Ngoại trừ chậm kinh do có thai nếu như xuất hiện một trong các biểu hiện dưới đây các bạn nên tới những cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám:
- Chậm kinh từ 3- 6 tháng thậm chí là lâu hơn.
- Đau vùng hạ vị, cơ thể sốt nhẹ hoặc ớn lạnh.
- Thường xuyên cảm thấy nhức đầu, tóc rụng nhiều, thay đổi về thị lực.
- Sau khi trải qua phẫu thuật trong thời gian thai nghén từ 3- 6 tháng mà vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt.
Những biểu hiện nêu trên chính là dấu hiệu cảnh báo sớm những bệnh về phụ khoa mà các bạn cần lưu ý. Việc thăm khám phụ khoa là rất cần thiết nhằm sớm phát hiện ra bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đồng thời có thể tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh do điều trị chậm kinh phải dựa trên nguyên nhân.
Các bạn nên tới thăm khám tại những cơ sở uy tín hiện nay như Khoa phụ sản – Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện phụ sản Trung Ương, Phòng khám số 1 bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khoa phụ sản bệnh viện Bạch Mai,…
Trên đây là những thông tin về chứng rối loạn kinh nguyệt chậm kinh mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc. Chị em hãy ghi nhớ những điều này để chăm sóc bản thân tốt hơn nhé.