“Làm sao để kinh nguyệt ra đều” là thắc mắc và mối quan tâm của rất nhiều phụ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đặc biệt là với các bạn nữ trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy cùng tham khảo câu chuyện của một bạn trẻ dưới đây để cùng tỏ rõ vấn đề này nhé.
Trả lời
Chào Minh Thư,
Cháu đang ở độ tuổi thiếu nữ mà biết quan tâm đến sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt như vậy là rất tốt. Hiện kinh nguyệt của cháu đang đều đặn, đó là một dấu hiệu đáng mừng.
Dưới đây là những hướng dẫn giúp kinh nguyệt ra đều cháu có thể tham khảo để điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt. Có như vậy sẽ giúp cháu tránh bị rối loạn kinh nguyệt nhé.
1. Làm sao để kinh nguyệt ra đều?
1.1. Tâm lý
Chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động sinh lý nữ phụ thuộc rất lớn vào các Hormone (nội tiết tố nữ).
- Tâm lý và tình trạng sức khỏe, tinh thần ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết Hormone và điều hòa hoạt động của các Hormone.
- Stress và tình trạng trầm cảm là một trong những yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt ở nhiều phụ nữ.
Vì vậy, chị em cần giữ tinh thần thoải mái, ổn định, tránh căng thẳng, stress, cáu giận… để giúp cân bằng Hormone, kinh nguyệt ra đều.
Có thể bạn quan tâm:
- [CẢNH BÁO] 14 dấu hiệu kinh nguyệt bất thường gây VÔ SINH
- 16 món ăn giải đáp câu hỏi: Những ngày kinh nguyệt NÊN ăn gì?
- 6 cách làm tăng số đo vòng 1 nhanh nhất
1.2. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu chất, không lành mạnh gây ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, ăn gì để tốt cho kinh nguyệt được chị em đặc biệt chú trọng. Để có những kỳ kinh đều đặn, chị em cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối:
- Chú trọng bữa sáng: Đây lại là bữa ăn rất quan trọng.
- Bữa sáng cần cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể.
- Nên ăn sáng đầy đủ và đúng giờ, không bỏ bữa.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Câu trả lời cho làm sao để kinh nguyệt ra đều, cho sức khỏe của chị em
- Tích cực bổ sung rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp Vitamin A, B, C, E… và các khoáng chất tự nhiên, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cần chứa đầy đủ dưỡng chất (chất đạm, Lipid, Vitamin và khoáng chất thiết yếu).
- Ăn cơm đúng bữa.
- Nên thường xuyên đổi món để cơ thể đủ chất.
- Tránh ăn thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
- Tránh ăn các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ vì có thể khiến rối loạn kinh nguyệt hoặc gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi trong kỳ kinh.
- Tránh xa các chất kích thích gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết Hormone, dẫn tới mất cân bằng Hormone, rối loạn kinh nguyệt.
- Nước lọc:
- Duy trì thói quen uống nước thường xuyên.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
1.3. Chế độ sinh hoạt
Chị em phụ nữ cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt và làn da đẹp. Đây cũng là câu trả lời cho làm sao để kinh nguyệt ra đều mà chị em vẫn thắc mắc. Thói quen sinh hoạt lành mạnh gồm:
- Ngủ, nghỉ đúng giờ: Bởi thói quen thức quá khuya, dậy muộn gây ảnh hưởng lớn tới đồng hồ sinh học và ảnh hưởng tới điều hòa hoạt động Hormone.
- Nên ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày).
- Không nên thức khuya hoặc ngủ nướng vào cuối tuần.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn: Có nhiều chị em thắc mắc làm sao để kinh nguyệt ra đều nhưng không ít người cho rằng nghỉ ngơi, thư giãn lại không cần thiết trong vấn đề này.
- Nhịp sống hiện đại, công việc cơ quan, học tập, chăm sóc con cái, gia đình… khiến chị em bận rộn và rất dễ căng thẳng. Tuy nhiên vẫn cần thu xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi.
- Nên thư giãn bằng âm nhạc, đọc sách, gặp gỡ bạn bè, xem phim… tùy theo sở thích để tránh bị stress.
- Tập thể dục, yoga: Tùy theo sở thích chị em nên chọn một số bài tập thể dục phù hợp và tập luyện thường xuyên. Tập thể dục giúp:
- Tăng cường lưu thông máu.
- Nâng cao sức khỏe và sức chịu đựng.
- Tắm nước ấm: Thói quen tắm nước ấm rất tốt cho chị em giúp:
- Thư giãn
- Lưu thông máu
- Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
1.4. Thói quen hàng ngày
Làm sao để kinh nguyệt ra đều khi mà vùng kín ẩm ướt rất dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn thì không được quan tâm.
- Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày theo hướng dẫn, đặc biệt là những thời điểm trước và sau khi quan hệ, ngày đèn đỏ hoặc khi mang thai.
- Đồ lót cần phù hợp, không quá chật/rộng và phải làm bằng các chất liệu thoáng như cotton.
Lưu ý:
- Không thụt rửa âm đạo để tránh những tổn thương không mong muốn.
- Không lạm dụng hóa chất, dung dịch tẩy rửa, khử mùi vì rất dễ nhiễm trùng, dị ứng hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Mỗi phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khác nhau, thường từ 28-35 ngày.
- Ngay từ khi mới có kinh nguyệt, nên theo dõi, ghi chép chu kỳ kinh nguyệt.
- Lưu ý các dấu hiệu bất thường như sau để khám bác sĩ ngay nếu có:
- Chiều dài kỳ kinh.
- Lượng máu.
- Triệu chứng kinh nguyệt.
- Dịch tiết âm đạo.
Bên cạnh đó, chị em cần duy trì cân nặng vừa phải. Quá béo hoặc quá gầy cũng gây rối loạn kinh nguyệt, khiến chị em gặp khó khăn trong quá trình giải đáp làm sao để kinh nguyệt ra đều.
1.5. Khám phụ khoa
Phụ khoa với một số chị em là vấn đề tế nhị nhưng hãy mở lòng bởi đây là vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nữa:
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ khiến kinh nguyệt không đều. Trước khi dùng thuốc, nên trao đổi với bác sĩ.
- Nên khám phụ khoa định kỳ để được kiểm tra lâm sàng và được khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc phải các vấn đề bệnh lý phụ khoa.
- Khi thấy các dấu hiệu bất thường sau thì nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay để can thiệp và điều trị kịp thời:
- Chảy máu âm đạo.
- Dịch âm đạo có màu.
- Mùi bất thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc rối loạn.
- Bị các triệu chứng kinh nguyệt quá mức…
2. Nguy cơ, tác hại khi kinh nguyệt không đều
Trên đây bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách làm sao để kinh nguyệt ra đều. Nhưng chị em đã thực sự biết những tác hại, nguy cơ gây ra khi kinh nguyệt không đều? Kinh nguyệt không đều có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong độ tuổi sinh sản của chị em.
- Vô sinh do bệnh phụ khoa:
- Một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
- Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh lý này có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh ở nữ.
- Ảnh hưởng đến tuyến giáp: Đây là một trong những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều.
- Các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp gây ảnh hưởng rất lớn tới điều hòa nội tiết tố nữ.
- Bệnh lý này cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng thụ thai và thai kỳ sau này.
- Ảnh hưởng khả năng thụ thai:
- Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những yếu tố quyết định đối với khả năng mang thai của người phụ nữ.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng trứng và làm giảm khả năng thụ thai.
- Thiếu máu, xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim loạn, thở gấp:
- Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động tuần hoàn máu, hô hấp và hoạt động của hệ thần kinh khiến nhịp tim không bình thường.
- Rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài dễ dẫn tới thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược.
- Nguy cơ mắc ung thư: Kinh nguyệt không đều do u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể tiến triển thành bệnh ác tính gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Những hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh giúp chị em chăm sóc tốt sức khỏe và có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Hy vọng bài viết có thể giúp Minh Thư. Chúc cháu luôn vui khỏe và không phải lo lắng làm sao để kinh nguyệt ra đều nữa nhé!