Khi mang thai, cơ thể và đặc biệt là ngực của mẹ bầu sẽ bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ. Bởi vậy mà chị em sẽ cần lưu ý chăm sóc ngực khi mang thai để thích nghi được với những thay đổi này.

Chăm sóc ngực khi mang thai đúng cách không khó

Chăm sóc ngực khi mang thai đúng cách không khó

Theo từng giai đoạn của thai kỳ, ngực mẹ sẽ thay đổi để chuẩn bị tiết sữa và cho con bú, những thay đổi này bao gồm kích cỡ, trọng lượng, sự phát triển các mô, tuyến, màu sắc… Ngực trở nên đặc biệt nhạy cảm khi mang thai vì vậy mẹ bầu cần chăm sóc và vệ sinh ngực đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Những hướng dẫn chăm sóc ngực khi mang thai dưới đây sẽ giúp chị em hiểu về những thay đổi ở ngực và chăm sóc, bảo vệ ngực thật tốt khi mang thai.

1. Những biến đổi ở ngực khi bầu bí

Khi mang thai, bộ ngực của chị em sẽ trải qua nhiều thay đổi. Đa số thay đổi này là quá trình sinh lý hoàn toàn bình thường giúp bộ ngực chuẩn bị để sẵn sàng cho con bú khi bé chào đời.

Những biến đổi của bộ ngực khi mang bầu và sau khi cai sữa

Những biến đổi của bộ ngực khi mang bầu và sau khi cai sữa

1.1 Nhạy cảm ở ngực, căng và đau tức ngực

Đối với nhiều chị em, dấu hiệu ngực trở nên nhạy cảm hơn và căng, tức ngực là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mang thai. Tình trạng này đôi lúc cũng xảy ra kéo dài trong cả thai kỳ. Nguyên nhân chính là do bổ sung nội tiết tố trong thai kỳ dẫn tới những thay đổi này ở ngực.

1.2 Nhũ hoa sẫm màu hơn

Khi mang thai, quầng vú sẽ lớn dần và sẫm màu hơn, núm vú cũng dần lồi ra và sạm màu. Trên bề mặt quầng vú xuất hiện các tuyến nhỏ hình hạt, các tuyến này đóng vai trò tiết chất nhờn để giữ núm vú không bị khô và nứt nẻ.

1.3 Ngực phát triển mạnh dẫn đến rạn da

Tuyến sữa sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian mang thai, đồng thời mô mỡ cũng phát triển và tích tụ trong bầu ngực. Do đó bộ ngực sẽ tăng kích cỡ rất nhanh trong suốt thời gian mang thai.

Nhiều chị em có thể cảm nhận sự thay đổi đáng kể trong kích cỡ vòng 1 sau tuần thứ 6 của thai kỳ, ngực vẫn tiếp tục phát triển nhanh về kích cỡ và trọng lượng trong thai kỳ. Trong nhiều trường hợp, sự phát triển và tăng kích cỡ quá nhanh ở ngực dẫn đến rạn da.

Một số chị em bị chửa ngực (kích cỡ vòng 1 tăng quá nhanh trong thời gian ngắn khiến vòng 1 trở nên đồ sộ và quá khổ).

Ngực nữ có nhiều biến đổi khi mang thai

Ngực nữ có nhiều biến đổi khi mang thai

1.4 Ngứa đầu nhũ hoa

Hiện tượng này thường xảy ra trong thai kỳ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các hormone trong thai kỳ và do rạn da, căng da vì sự ra tăng kích cỡ vòng 1 quá nhanh.

1.5 Mạch máu giãn nở và nổi rõ

Vào giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ 2 (từ tháng thứ 6 của thai kỳ), chị em sẽ thấy xuất hiện nhiều mạch máu ngoằn ngoèo xuất hiện dưới da ngực. Nguyên nhân là do ngực và thai nhi cần được cung cấp thêm nhiều máu do đó mạch máu giãn nở ra và tăng kích cỡ nhanh chóng, nổi rõ trên da ngực và da bụng.

1.6 Rỉ sữa non và dịch

Gần giai đoạn vài tháng cuối thai kỳ, một số chị em bắt đầu nhận thấy hiện tượng rỉ sữa non khiến áo ngực đôi khi hơi ướt. Sữa non giúp cơ thể mẹ sẵn sàng chuẩn bị cho việc nuôi trẻ sơ sinh sau này. Sữa non có thể được tiết ra tự nhiên hoặc sau khi kích thích bầu vú như mát xa hay sau quan hệ tình dục.

Có thể bạn quan tâm: Cùng chuyên gia giải mã câu hỏi “Ăn gì để tăng vòng 1 nhanh nhất”?

2. Cách chăm sóc ngực khi mang thai

Chăm sóc và vệ sinh ngực thường xuyên và đúng cách sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và bảo vệ ngực trong suốt thai kỳ. Khi chăm sóc ngực khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý:

2.1 Sử dụng áo ngực để nâng ngực và bảo vệ ngực

Chị em nên lựa chọn áo ngực với kích cỡ và chất liệu phù hợp với mình và phù hợp với sự thay đổi kích cỡ vòng 1 khi mang thai. Áo ngực cho mẹ bầu cần giúp nâng đỡ ngực hiệu quả và có khả năng bảo vệ ngực, tránh ngực bị chảy xệ hoặc bị tổn thương.

Sử dụng áo ngực khi mang thai là điều cần thiết

Sử dụng áo ngực khi mang thai là điều cần thiết

Loại áo ngực tốt nhất thường là áo ngực có gọng, chất vải mềm mại. Chị em nên tránh mặc áo ngực quá chật khiến ngực bị chèn ép, gây ra đau, khó thở. Đồng thời cũng tránh mặc áo ngực quá rộng, không có chức năng nâng ngực, sẽ khiến ngực dễ bị chảy xệ và bị tổn thương khi vận động hoặc nằm.

Chất liệu áo ngực nên thoáng mát, mềm, tốt nhất là bằng cotton mềm. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải mặc áo ngực suốt cả ngày đêm. Sau khi tắm hoặc khi không vận động mạnh, đôi lúc chị em có thể để ngực tự do trong một thời gian ngắn vài lần mỗi ngày. Đây là 1 trong 15 cách làm tăng vòng 1 và săn chắc trong 30 ngày mà PUNUS đã bật mí.

2.2 Vệ sinh nhũ hoa khi mang thai

Mẹ bầu nên vệ sinh nhũ hoa 1-2 lần mỗi ngày bằng vải mềm và nước ấm (không dùng xà phòng và chất tẩy rửa vì ngực rất nhạy cảm khi mang thai, đặc biệt là núm vú). Khi vệ sinh ngực, nên dùng một tay đỡ bầu ngực, một tay lau rửa nhẹ nhàng.

Đặc biệt, ở tam cá nguyệt thứ 2 (tháng thứ 4, 5 của thai kỳ), chị em cần vệ sinh núm vú thường xuyên để loại bỏ các chất tiết hoặc sữa non tích tụ trên núm vú.

Vệ sinh nhũ hoa khi mang thai là điều cần thiết

Vệ sinh nhũ hoa khi mang thai là điều cần thiết

Sau khi vệ sinh, chị em có thể bôi kem dưỡng da lên bầu ngực và núm vú để tránh hiện tượng khô và nứt nẻ đầu vú. 2 tháng trước khi sinh, chị em cần kiên trì chăm sóc núm vú và bầu vú để tránh bị viêm tuyến vú cấp tính.

2.3 Chăm sóc nhũ hoa đúng cách

Mẹ bầu nên thường xuyên mát xa để chăm sóc da ngực. Mát xa ngực bằng tay để giúp tăng cường tuần hoàn máu tới các mô ngực, giúp ngực phát triển khỏe mạnh, kích thích quá trình tiết sữa sau sinh.

Mat xa nhu hoa sẽ giúp ngực bớt lạ khi con bú

Mát xa nhu hoa sẽ giúp ngực bớt lạ khi con bú

Chị em có thể nhẹ nhàng xoa núm vú và mát xa vùng da ở quầng vú bằng bông gòn sạch để tăng tính chịu lực của núm vú, mát xa ngực cũng giúp ngực thích nghi với kích thích khi cho con bú sau này.

2.4 Những cách khác giúp chăm sóc ngực khi mang thai

Tắm nước lạnh: chị em không nên tắm nước lạnh quá lâu khi mang thai để tránh bị cảm. Tuy nhiên, chị em có thể tắm nước lạnh trong thời gian ngắn (thường là vào mùa hè) để giúp thúc đẩy sinh lý ngực và tăng cường sức căng của ngực hơn so với tắm nước nóng.

Tắm nước lạnh giúp tăng cường sức căng của ngực tốt hơn nước nóng

Tắm nước lạnh giúp tăng cường sức căng của ngực tốt hơn nước nóng

Chăm sóc núm vú: Đối với những chị em có núm vú ngắn hoặc bị thụt sâu vào bên trong thì cần mát xa toàn bộ ngực, xoa đầu ti, day, ấn cho núm vú được đẩy lên. Ngoài ra chị em cũng cần biết cách chăm sóc ngực sau sinh để luôn căng tròn sức sống.

3. Những lưu ý khi chăm sóc ngực khi mang thai

Trong quá trình mang thai, bầu ngực người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi. Do đó mà chị em có thể cảm thấy rất nhiều sự bất tiện, cảm giác khó chịu, thậm chí là đau đớn.

3.1 Mẹ bầu nên xử lý thế nào khi bị đau ngực?

Nếu bị đau ngực, mẹ bầu nên theo dõi các triệu chứng và tìm hiểu nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do áo ngực quá chật thì cần điều chỉnh.

Bị đau ngực khi mang thai thì nên đi khám bác sỹ

Bị đau ngực khi mang thai thì nên đi khám bác sỹ

Đa số chị em bị căng và đau ngực khi mang thai nhưng không quá đau đớn và vẫn có thể chịu đựng được. Nếu bị đau nhức quá mức, chị em cần trao đổi với bác sĩ sản khoa để đề phòng những vấn đề như viêm tuyến vú cấp tính hay nhiễm trùng ngực cũng có thể gây đau.

3.2 Ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai nên xử lý thế nào?

Chị em nên lưu ý chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tránh tăng cân quá nhiều khiến tích tụ mỡ, làm cho kích cỡ ngực tăng nhanh, gây ra tình trạng căng và rạn da ngực, gây ngứa.

Đầu nhũ hoa cũng có thể bị ngứa rò rỉ dịch hoặc sữa non, không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Chị em nên sử dụng miếng thấm ngực nếu có dấu hiệu rỉ sữa non khi mang thai, vừa thuận tiện trong sinh hoạt lại vừa đảm bảo vệ sinh.

Massage là cách chăm sóc ngực khi mang thai đơn giản mà hiệu quả

Massage là cách chăm sóc ngực khi mang thai đơn giản mà hiệu quả

Đồng thời, thực hiện vệ sinh và mát xa ngực bằng nước ấm và bông gòn hoặc vải mềm để giữ đầu nhũ hoa luôn sạch sẽ và khô thoáng. Chị em có thể bôi kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng khô, nứt nẻ núm vú, gây ngứa.

3.3 Gặp bác sĩ khi nào để kiểm tra tình trạng ngực của mẹ bầu?

Thay đổi ở ngực trong quá trình mang thai là hết sức bình thường và nhiều mẹ bầu cùng gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên một số thay đổi lại là dấu hiệu và triệu chứng cần được đặc biệt quan tâm.

Khám bác sỹ là điều cần thiết khi có các dấu hiệu khác lạ ở vùng ngực

Khám bác sỹ là điều cần thiết khi có các dấu hiệu khác lạ ở vùng ngực

Nếu ngực có dấu hiệu đau nhức, sưng to hoặc ra dịch có màu, mùi lạ thì cần đi khám bác sĩ ngay để xử lý kịp thời. Một số vấn đề như xơ nang vú hay ung thư vú có thể xảy ra trong thai kỳ nên mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý.

Các mẹ bầu hãy luôn chú ý tới những thay đổi và phản ứng cơ thể của mình để có thể xử lý và chăm sóc đúng cách nhất nhé. Chăm sóc ngực khi mang thai không khó, nhưng chị em chớ đừng bỏ bê nếu muốn mình luôn xinh đẹp nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *